Chữa Bệnh Lậu bằng thuốc tiêm và thuốc uống
Bệnh lậu sẽ được chữa trị nhanh chóng và hiệu quả chỉ với kháng sinh. Nghe có vẻ thật đơn giản nhưng bạn đừng chủ quan sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì nếu không có kháng sinh đồ việc tự ý dùng thuốc sẽ dẫn đến kháng kháng sinh, hoặc dùng không đủ liều dẫn đến những biến chứng nặng hơn của bệnh lý.
Tổng quan về bệnh Lậu
Bệnh Lậu là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục (STD).
Nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Xu hướng của bệnh là lây nhiễm tại những nơi ẩm ướt của cơ thể, bao gồm:
- Niệu đạo
- Mắt
- Họng
- Âm đạo
- Hậu môn
- Ống dẫn trứng,
- Cổ tử cung và tử cung
Là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, nên khi bạn có hoạt động tình dục không an toàn như: quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo bạn sẽ nhiễm Lậu. Việc sử dụng ma túy (tiêm,chích) cũng là một nguyên nhân gây ra Lậu
Các biến chứng của bệnh Lậu
* Ở nam giới:
- Niệu đạo hình thành vết sẹo
- Phát triển một áp xe đau đớn ở bên trong dương vật.
- Vô sinh hoặc giảm khả năng sinh sản cũng như sinh hoạt tình dục
* Ở phụ nữ:
- Viêm vùng chậu(PID) do vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn trứng, buồng trứng, tử cung.
- Đau nặng mãn tính
- Tổn thương ở ống dẫn trứng (có vết sẹo hoặc bị tắc)
- Giảm khả năng mang thai
- Mang thai ngoài tử cung
* Ở cả nam và nữ một khi bị nhiễm vi khuẩn Lậu lan vào máu thì có thể bị:
- Viêm khớp
- Tổn thương van tim hoặc
- Viêm màng não hoặc tủy sống.
Các triệu chứng của bệnh Lậu
Trong vòng 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện.
* Triệu chứng ở nam giới:
Khi nhiễm trùng bắt đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng một tuần sau khi lây truyền. Triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên ở nam giới thường là cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu. Các triệu chứng này tiếp tục phát triển mạnh hơn sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như:
- Tần suất đi tiểu nhiều hơn hoặc khẩn cấp hơn
- Tiết dịch giống như mủ hoặc nhỏ giọt từ dương vật. Mủ có thể có mầu trắng, vàng hoặc xanh.
- Sưng hoặc đỏ ở đầu dương vật
- Tinh hoàn bị sưng, đau, buốt từng cơn
- Đau họng dai dẳng
- Cơn đau cũng có thể lan đến trực tràng(trường hợp hiếm gặp)
* Các triệu chứng ở phụ nữ
Các triệu chứng bao gồm:
- Tiết dịch từ âm đạo, dịch có màu màu kem hoặc hơi xanh
- Đau hoặc cảm giác nóng khi đi tiểu
- Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn
- Kinh nguyệt nặng hoặc ra nhiều hơn
- Đau họng
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau nhói ở bụng dưới
- Sốt nhẹ
Triệu chứng của bệnh Lậu ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Đặc biệt là một số nam giới không xuất hiện các dấu hiệu bất thường, còn ở phụ nữ thì những triệu chứng lại phát triển không rõ ràng dễ gây nhầm với các bệnh lý phụ khoa khác. Như nhiễm trùng Lậu có thể xuất hiện giống như nấm âm đạo thông thường hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Phòng chống bệnh lậu
Cách an toàn nhất để ngăn ngừa bệnh lậu là kiêng khem quan hệ tình dục. Hãy luôn sử dụng bao cao su. Điều quan trọng là quan tâm-chia sẻ-tìm hiểu bạn tình của bạn xem họ có thường xuyên đến phòng khám và làm các xét nghiệm không.
- Không sử dụng ma túy
- Không dùng chung đồ dùng.
- Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh lậu cao hơn nếu có nhiều bạn tình-bạn tình mới hoặc bạn đã từng có tiền sử mắc các bệnh xã hội khác.
Phải làm gì nếu bạn bị bệnh lậu
Nếu xuất hiện những triệu chứng khiến bạn nghi ngờ mình hoặc bạn tình bị bệnh lậu, thì hãy dừng ngay mọi hoạt động tình dục. Và đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như tiến hành xét nghiệm.
Đừng quá hoảng loạn hãy chuẩn bị tinh thần:
- Có thể kể chi tiết các triệu chứng của bạn do giai đoạn đầu các triệu chứng của lậu thường không rõ ràng
- Kể những mối liên hệ tình dục của bạn để bác sĩ có thể thay bạn liên hệ với họ nhằm tránh lây lan rộng ra xã hội
Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh hãy nói với bác sĩ về điều này. Đừng tự ý cắt ngắn thời gian uống kháng sinh vì có thể khiến vi khuẩn có nhiều khả năng kháng thuốc hơn.
Điều trị kịp thời bằng thuốc tiêm và thuốc uống: Bệnh lậu có thể được chữa khỏi bằng việc dùng kháng sinh bằng đường tiêm và uống.
Chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh
Cách chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh là pháp đồ điều trị truyền thống và cơ bản đến nay vẫn khẳng định được hiệu quả cao.
Để có thể sử dụng thuốc kháng sinh bác sĩ cần phải xét nghiệm, đưa ra phương pháp điều trị cũng như kháng sinh đồ với từng bệnh nhân tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tiêm và uống thuốc để chữa lậu có thể sẽ diễn ra trong thời gian ngắn mang lại hiệu quả cao.
Dưới đây là ví dụ về một quy trình chữa bệnh lậu hiện đang sử dụng lậu tại phòng khám đa khoa Thái Hà:
- Xác định bệnh: Để xác định xem bạn có bị bệnh lậu hay không, bác sĩ sẽ phân tích một mẫu tế bào. Thu thập mẫu bằng cách:
Xét nghiệm nước tiểu.Gạc vùng bị ảnh hưởng. Một miếng gạc cổ họng, niệu đạo, âm đạo hoặc trực tràng của bạn có thể thu thập vi khuẩn có thể được xác định trong phòng thí nghiệm.
- Kiểm tra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác
Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác. Bệnh lậu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng này, đặc biệt là bệnh chlamydia, thường đi kèm với bệnh lậu.
Xét nghiệm HIV cũng được khuyến nghị cho bất kỳ ai được chẩn đoán mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của bạn, các xét nghiệm tìm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác cũng có thể có lợi.
- Điều trị bệnh lậu ở người lớn
Người lớn mắc bệnh lậu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Do các chủng Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc đang nổi lên. Phòng khám đa khoa Thái Hà khuyến cáo rằng nên điều trị bệnh lậu không biến chứng bằng việc tiêm thuốc kháng sinh có gốc cephalosporin - thuốc uống azithromycin.
Nếu bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh cephalosporin, chẳng hạn như ceftriaxone, có thể được cho uống kháng sinh khác thay thế tùy thuộc vào hiện trạng cơ thể.
- Điều trị bệnh lậu cho trẻ em
Trẻ em có mẹ bị bệnh lậu cũng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
- Chăm sóc sau điều trị
Việc điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh dưới bất kì hình thức nào (cả tiêm và uống) đều khiến cho cơ thể người bệnh mệt mỏi - suy nhược. Nên việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời là điều cần thiết để cơ thể nhanh hồi phục - tăng sức đề kháng.
- Đặt lịch tái khám
Điều này là cần thiết để bác sĩ có thể chắc chắn rằng bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi bệnh và không mắc thêm các bệnh lây truyền nào khác.
0コメント